CHÚ GIẢI

 

 

Chương 1

1.    Bùi Giáng (1926 - 1998): Quê ở Quảng Nam. Làm thơ, viết khảo luận, dịch thuật và dạy học ở trường tư thục. Nổi tiếng là một “cuồng sĩ” ở Việt Nam.

2.    Trích truyện ngắn “Những bài học nông thôn” của tác giả.

 

Chương 2

3.    Đề từ trích trong “Bách khoa danh ngôn từ điển” (Hoàng Xuân Việt chọn dịch, NXB Thành phố Hồ Chí Minh, 1992).

4.    “Thủy Hử” (trại bên bờ nước): Tiểu thuyết lịch sử nổi tiếng của Trung Hoa, tác giả Thi Nại Am – La Quán Trung.

 

Chương 3

5.    Đề từ trích trong “Bách khoa danh ngôn từ điển” (sách đã dẫn).

6.    Trường Đảng Nguyễn Ái Quốc.

7.    Makeno: Mặc kệ nó.

 

Chương 4

8.    Đề từ trích trong “Bách khoa danh ngôn từ điển” (sách đã dẫn).

 

Chương 5

9.    Claude Vorilnon: sinh 1964 tại Vichy (Pháp) thủ lĩnh giáo phái Real ở Mỹ, nhận là em của Chúa Jesus.

 

Chương 6

10.  Khổng Tử: Khổng Khâu (551 – 479 TCN), người sáng lập Nho giáo ở Trung Quốc.

 

Chương 7

11.  Diễn viên tuồng, cải lương chia ra nhiều loại: đào (nữ) kép (nam). Thường có đào thương (vai nữ khổ sở), đào lẳng (vai nữ lẳng lơ), đào chiến (nữ chiến binh)...

Chương 8

12. A.P.Tchekhov: Nhà văn Nga thế kỷ XIX, tác giả nhiều truyện ngắn và vở kịch nổi tiếng: Ba chị em, Vườn anh đào, cậu Vania...

13.  Trần Đông Lương: họa sĩ Việt Nam (1925 – 1993), chuyên vẽ lụa, phấn màu...

14.  Văn Cao: nhạc sĩ Việt Nam, tác giả Quốc ca (1923 – 1995)

15.  Trịnh Công Sơn: nhạc sĩ Việt Nam (1939 – 2001).

 

Chương 9

16.  Đề từ trích trong “Bách khoa danh ngôn từ điển”  (sách đã trích).

17.  Ôsin: tên của nhân vật trong phim truyền hình Nhật Bản, xuất thân đi ở. Sau này ở Hà Nội quen gọi Ôsin là những người (nữ) giúp việc.

 

Chương 10

18.  Đồng Đức Bốn: sinh năm 1948, quê Hải Phòng, nhà thơ lục bát nổi tiếng Việt Nam.

19.  Tên nước Việt Nam thời Bắc thuộc (quận Giao Chỉ).

20.  Nguyễn Đình Chiểu: (1822 - 1888) quê Gia Định, nhà thơ, tác giả Lục Vân Tiên, Ngư tiều y thuật vấn đáp, Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc...

21.  Tên làng do tác giả tự đặt, không có trong thực tế.

 

Chương 11

22.  Đề từ trích trong “Bộ thánh cốt sống” một truyện trong tập “Bút kí người đi săn” của nhà văn Nga thế kỷ XIX – I.X.Tuốcgheniep.

23.  Người tiền sử nguyên thủy.

24.  Người Trung Quốc, thời nhà Đường, giữ chức Thø sö An Nam đô hộ phủ, từng xây thành Đại La (Hà Nội ngày nay), có tài phù thủy.

 

Chương 12,13

25.  Đề từ trích trong “Bách khoa danh ngôn từ điển” (sách đã dẫn).

26.  Victor Tardieu: họa sĩ Pháp, giải thưởng mỹ thuật Đông Dương 1920, mất năm 1937, hiệu trưởng đầu tiên của trường Mỹ thuật Đông Dương.

27.  Xergây Êxênhin: Nhà thơ Nga, chết trẻ, sống đầu thế kỷ XX.

 

Chương 14

28.  Ngô Xuân Diệu (1916 - 1985): Nhà thơ Việt Nam nổi tiếng.

 

Chương 15

29.  Đề từ trích trong “Bách khoa danh ngôn từ điển” (sách đã dẫn).

 

Chương 16

30.  Đề từ trích trong “Bách khoa danh ngôn từ điển” (sách đã dẫn).

31. Michelangelo (1476 - 1564): Nhà điêu khắc Ý thời Phục hưng, người đã nhận xét về tác phẩm của Dante như sau: “Kiệt tác của Dante và khát vọng cao cả của ông đã không được dân tộc bội bạc này biết, một dân tộc vẫn luôn từ chối hạnh phúc cho công chính”.

 

Chương 17

32.  “Chúa tể của những chiếc nhẫn”: Tác phẩm của nhà văn J.R.R Tolkien, được đạo diễn Peter Jackson chuyển thành phim, rất được giới trẻ Việt Nam hâm mộ.

33.  Nghe đồn là của Trần Đăng Khoa (sinh năm 1957), thần đồng thơ Việt Nam.

 

Chương 18

34.  Đề từ trích trong “Bách khoa danh nhân từ điển” (sách đã dẫn).

 

Chương 19

35.  Nguyễn Bảo Sinh (sinh năm 1940), nhà thơ dân gian Việt Nam, sống ở Hà Nội.

 

Chương 20

36.  Wiliam Sexpia (1564 - 1616): nhà thơ, nhà viết kịch Anh vĩ đại.

 

Chương 21

37.  Đề từ trích trong “Bách khoa danh nhân từ điển” (sách đã dẫn).

 

Chương 22

38.  Hoàng Hoa Thám (Đề Thám) lãnh tụ phong trào nông dân Yên Thế chống Pháp (1884–1913).

 

Chương 23

39.  Liev Tônxtôi: Nhà văn Nga thế kỷ XIX, tác giả “Chiến tranh và hòa bình”, “Anna Kareenina”, “Phục sinh”...

 

Chương 24

40.  Đề từ trích trong “Bách khoa danh nhân từ điển” (sách đã dẫn). Chương này mượn tên cuốn tiểu thuyết “Cơ hội của Chúa” của Nguyễn Việt Hà (sinh năm 1962 ở Hà Nội) là một nhà văn Việt Nam.

41.  Không có trong thực tế.

 

Chương 25

42.   Nhan Như Ngọc: mặt như ngọc. Nhan không phải là một họ phổ biến ở Việt Nam. Có thể ông nhà thơ này họ khác (họ Đồng, họ Cù) nhưng ông ta đổi là họ Nhan. Thường người Việt Nam đổi tên chứ không đổi họ, nhưng do ngông nên ông nhà thơ lại đi đổi họ chứ không đổi tên! Đoạn đối thoại về sau đã được viết lại thành lời tựa cho tập thơ của Nhan Như Ngọc. Nguyên văn lời tựa như sau:

 

“ Tôi (tức tác giả) đã có lúc cho thơ là mẹ của mọi thể loại văn học, thậm chí là mẹ của mọi hình thức sáng tạo (của chính trị, của toán, của kiến trúc, của nấu ăn, của hội họa, của “mốt”...) Người nào không thơ khác nào một kẻ mồ côi. “Mồ côi mẹ liếm lá đầu đường”.

 

Con người vô ơn (con người bao giờ cũng vô ơn) thường rất bạc với mẹ. Có ai ghi nhớ việc mẹ sinh hạ, mẹ bú mớm, mẹ giặt giũ, mẹ đính cho chiếc khuy trên áo... Thơ thường không bao giờ là một sự nghiệp. Mẹ không bao giờ là một sự nghiệp của con.

 

Thơ là một thể loại văn học cổ điển nhất, xưa nhất. Thơ hình như là một thể loại khó nhất trong các thể loại văn học. Về hình thức, thơ có lẽ là một thể loại “loạn luân” nhất.

 

Có mấy loại người làm thơ?

 

Loại một chắc chắn là các thiên thần. Họ vụt đến, vụt đi và để lại những câu thơ thiên thần. “Nhưng chưa chi chiều đã tắt”. Trong đời mỗi người cũng có những giai đoạn, những khoảnh khắc thiên thần. Đấy là những người thơ trẻ trung, những trai tân. Khi ấy những bài thơ, những câu thơ hiện lên như những bổng lộc của thần linh. (Vậy sao không phải gái tân? Gái tân thì thơ làm gì? Đừng lầm với vật hiến tế!).

 

Loại hai là thơ của những người khởi nghĩa, của lửa, của những nhà cách mạng xã hội “Bay thẳng tới muôn trùng Tiêu Hán / Phá vòng vây bạn với Kim Ô / Giang sơn khách diệc tri hồ”…  Khởi nghĩa với cả tình yêu, với đàn bà, với cái ác, cái tẻ nhạt, cái tầm thường, cái dung tục... với khá nhiều thứ, để biểu dương cái “chí”: “thi ngôn chí” (thơ để nói chí).

 

Ngoài loại một, loại hai là gì? Là loại ba: là phản thơ, là vi khuẩn, là mầm thơ, là “những tìm tòi”, đa phÇn viÓn vông, suy đồi, điếm đàng, đểu, say rượu, đa dâm, hạ lưu.

 

Vượt lên trên là triết học, vượt lên thơ là triết học. Tư tưởng là thơ “bay lên”.

 

Nhan Như Ngọc là ai? Nhan Như Ngọc là một nhà thơ loại hai theo cách phân loại như trên. Tiếc thay, đấy không phải là thiên thần, chỉ là một người khởi nghĩa. Đấy là một người có những tình cảm ngẩn ngơ, ngây ngất, dại khờ. Đấy là một kẻ chí tình.

 

Thơ Nhan Như Ngọc cũng hay.”

 

Chương 26

43.  Daniel DeFoe: Nhà văn Anh, tác giả cuốn truyện phiêu lưu “Robinson Crusoe”, xuất bản lần đầu năm 1727.

 

Chương 27,28

44.  Charles Baudelaire (1821 – 1876): Nhà thơ Pháp

 

Chương 29

45.  G.Sand (1803 – 1876): nhà văn Pháp, bằng kinh nghiệm phụ nữ, bà có nhận xét thật xác đáng: “Không người nào có thể chỉ huy được ái tình”.

 

Chương 30

46.  Đề từ trích trong “Bách khoa danh nhân từ điển” (sách đã dẫn).

47.  Lão Tử (604 – 531 TCN): nhà tư tưởng Trung Hoa vĩ đại thời cổ.

48.  Ở Việt Nam có cụm từ “bệnh xã hội” để chỉ những bệnh phong tình (lậu, giang mai...). Tác giả dùng cụm từ “lỗi lầm xã hội” mà không có ý nghĩa phê phán. Tiếng Việt quả thật phong phú, nhiều khi rất dễ hiểu lầm.

49.              “Trăm năm trong cõi người ta

Chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau

    Trải qua một cuộc bể dâu

Những điều trông thấy mà đau đớn lòng”

(Truyện Kiều)

       Nguyễn Du (1766 – 1820), tự Tố Như, nhà thơ thiên tài Việt Nam, tác giả “Truyện Kiều” (Đoạn trường tân thanh). Có người nói: “Truyện Kiều còn, tiếng Việt còn. Tiếng Việt còn, nước Việt còn”.

50.  “Tuổi hai mươi yêu dấu”  là một tựa đề có phần ... cải lương. Tác giả đã có ý định đặt tên cho nó là “Khuê” (lấy tên nhân vật chính), hoặc “Tuột xích”, hoặc “Bút ký phiêu lưu của một sinh viên đại học”, hoặc “Bài ca tuổi trẻ”... Suy nghĩ kỹ, tác giả lấy tên “Tuổi hai mươi yêu dấu”  là muốn nhằm vào đối tượng độc giả thanh niên, những độc giả mà tác giả vẫn kính trọng và luôn yêu mến.

 


© Nguyễn Huy Thiệp